Tải phần mềm Visual Studio + hướng dẫn cài đặt kích hoạt

Phần mềm Visual Studio là gì?

Microsoft Visual Studio là một môi trường phát triển tích hợp từ Microsoft. Nó được sử dụng để phát triển chương trình máy tính cho Microsoft Windows, cũng như các trang web, các ứng dụng web và các dịch vụ web

Là một trong những công cụ hỗ trợ lập trình website rất nổi tiếng nhất hiện nay của Mcrosoft và chưa có một phần mềm nào có thể thay thế được nó. Visual Studio được viết bằng 2 ngôn ngữ đó chính là C# và VB+. Đây là 2 ngôn ngữ lập trình giúp người dùng có thể lập trình được hệ thống một các dễ dàng và nhanh chóng nhất thông qua Visual Studio.

phần mềm Visual Studio

Với lợi thế được xây dựng và phát triển trực tiếp từ ông lớn Microsoft, Visual Studio từ khai khai sinh cho đến nay đã được cập nhật rất nhiều phiên bản sử dụng khác nhau. Điều này cho phép người dùng thoải mái lựa chọn phiên bản tốt nhất, có cấu hình phù hợp nhất với đa dạng dòng máy của mình.

Link tải Visual Studio

Link tải Google Drive
button

Link tải Onedrive

button

Ưu điểm của phần mềm Visual Studio

Sở dĩ Visual Studio được giới lập trình ưa chuộng như vậy là bởi những ưu điểm vượt trội sau đây:

  • Visual Studio hỗ trợ lập trình trên nhiều nền tảng ngôn ngữ khác nhau từ C/C++, C#, cho đến F#, Visual Basic, HTML, CSS, JavaScript. Thậm chí, phiên bản VS 2015 có hỗ trợ code trên ngôn ngữ Python.
  • Visual Studio giúp hỗ trợ khả năng gỡ rối (Debug) hiệu quả và dễ dàng  thông qua việc chạy từng câu lệnh và theo dõi sự thay đổi trạng thái của chương trình qua giá trị các biến, cách vận hành của mã.
  • Visual Studio hỗ trợ phát triển các ứng dụng: desktop MFC, Windows Form, Universal App, ứng dụng mobile Windows Phone 8/8.1, Windows 10, …
  • Visual Studio sở hữu giao diện thân thiện, dễ dàng sử dụng cho người mới bắt đầu.
  • Visual Studio cho phép xây dựng ứng dụng chuyên nghiệp thông qua kéo thả, hỗ trợ người mới bắt đầu tiếp cận nhanh hơn.
  • Visual Studio cho tích hợp nhiều ứng dụng khác như ứng dụng hỗ trợ quản lý và viết mã nhanh cho các ngôn ngữ thuộc.Net- Resharper, hay cho phép cài đặt thư viện dễ dàng nhờ Nuget.

Phần mềm Visual Studio và các tính năng nổi bật

Sau đây là các tính năng nổi bật của phần mềm Visual Studio bạn không nên bỏ qua

Lập trình – Viết code ít lỗi hơn

Gõ các biến nhanh và chính xác bằng gợi ý code IntelliSense khi cần thiết. Duy trì tốc độ bất chấp mọi công việc phức tạp khi điều hướng tới bất kỳ file, loại, thành viên hay khai báo biểu tượng nào đó. Cải thiện nhanh code bằng cách sử dụng các lightbulb (bóng đèn) đề xuất hành động như đổi lại tên hàm hay thêm một tham số.

Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình

Cũng vậy, Visual Studio ghi điểm trong mắt người dùng nhờ lợi thế hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình cùng lúc từ C/C++, C# cho đến F#, Visual Basic, HTML, CSS, JavaScript… Do đó, nó có thể phát hiện và nhanh chóng đưa ra thông báo ngay khi chương trình có lỗi.

Trình gỡ lỗi

Visual Studio có một trình gỡ lỗi có tính năng vừa lập trình gỡ lỗi cấp máy và gỡ lỗi cấp mã nguồn. Tính năng này hoạt động với cả hai mã quản lý giống như ngôn ngữ máy và có thể sử dụng để gỡ lỗi các ứng dụng được viết bằng các ngôn ngữ được hỗ trợ bởi Visual Studio.

Thiết kế

Windows Forms Designer Thiết kế này của Visual Studio  được dùng với mục tiêu xây dựng GUI cho Windows Forms, nhằm xây dựng các nút điều khiển bên trong hoặc khóa chúng vào bên cạnh mẫu. Việc điều khiển trình bày dữ liệu có thể sẽ được kết nối với các nguồn cơ sở dữ liệu hoặc truy vấn…

Cộng tác – Chia sẻ nhiều màn hình hơn

Dẫn dắt đội nhanh chóng và cộng tác tự nhiên bằng Live Share để cùng nhau chỉnh sửa và gỡ lỗi dưới mọi ngôn ngữ & nền tảng tại thời gian thực. Cá nhân hóa phiên làm việc bằng các điều khiển truy cập và tùy biến cài đặt trình chỉnh sửa để thực thi kiểu code nhất quán cho mọi người.

Hỗ trợ Git

Sử dụng Visual Studio, người dùng có thể kéo hoặc copy mã trực tiếp từ GitHub. Sau đó, có thể thay đổi các mã này và lưu lại trên phần mềm.

Lưu trữ dữ liệu ở dạng phân cấp

Tại  Visual Studio hầu hết các tệp lưu trữ đoạn mã code đều được đặt trong các thư mục tương đương nhau. Ngoài ra, với những tệp đặc biệt quan trọng, Visual Studio cũng cung cấp các thư mục phân cấp nhằm giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu.

 Visual Studio dành cho bất cứ lập trình viên nào. Ngoài ra, bất cứ ai dù là testers, data administrators hay chỉ cần quan tâm đến vấn đề lập trình đều có thể sử dụng công cụ này

Một số bản Visual Studio

Microsoft Visual Studio hiện có một số phiên bản như:

  • Visual Studio Community
  • Visual Studio Professional
  • Visual Studio Enterprise
  • Visual Studio Code

Tải phần mềm Visual Studio + hướng dẫn cài đặt

Cấu hình máy tối thiểu

Visual Studio Code rất nhẹ (54 MB với bản dành cho Windows), với yêu cầu phần cứng rất thấp:

  • CPU từ 1.6 GHz trở lên
  • RAM từ 1 GB
  • Có Microsoft .NET Framework 4.5.2

Cài đặt phần mềm Visual Studio

Đầu tiên bạn nhấp vào link bên dưới để tải về

Download Visual Studio

Sau khi tải thành công ta có file chạy như dưới đây

Tùy vào tốc độ của máy cũng như đường truyền mạng, sau khi tải xong ta sẽ có màn hình như dưới đây:

Tiếp tục kéo chuột xuống để lựa chọn (nếu bạn có lập trình về nó):

Ở màn hình trên Tui có lập trình Desktop application (Winform, WPF) thì Tui tick chọn nó. Tương tự cho Universal Windows Platform development , Mobile (Xamarin) thì tick vào nó.

Thêm lưu ý quan trọng là, ngay chỗ này đừng có bấm install nha. Vì còn một vài tính năng Tui thấy các bạn thường hay quên. ít nhất là 2 tính năng: Hiển thị mô hình lớp (class Diagram) và tăng tốc lập trình với LINQ:

Nhớ tick thêm 2 chức năng nữa đó là: Class Designer và LINQ to SQL Tools (xem hình trên).

Như vậy tới thời điểm này, Tui cần có tối thiểu 18.41GB để cài đầy đủ các tính năng mà Tui cần. Do đó bạn phải liệu cơm gắp mắm nha. Tùy vào cấu hình máy cũng như nhu cầu lập trình mà lựa chọn các gói cho phù hợp. Ví dụ bạn chả bao giờ lập trình mobile hay universal thì đừng có tick vào chúng để giúp hệ thống máy tính bớt “ngu” không cần thiết.

Sau đó ta bắt đầu bấm Install để cài đặt

Lúc này Microsoft nhờ ta làm khảo sát, bạn “bận” quá thì bấm vào Not Now.

Sau đó chờ hệ thống cài đặt nha:

Sau khi cài đặt xong sẽ xuất hiện màn hình bên dưới

Sau đó bạn bấm Not now, maybe later nêu chưa có tài khoản, và nếu có tài khoản thì bấm vào nút sign in và sử dụng nhé.

Chúc các bạn thành công !

  • Từ khóa liên quan
  • visual studio 64-bit
  • Visual Studio download
  • Visual Studio 2017
  • Visual Studio 2019
  • Microsoft Visual Studio la gì
  • Visual Studio Code
  • Visual Studio Code la gì
  • Visual Studio 2015

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *